Bệnh đậu gà là một trong những bệnh lý phổ biến ở gia cầm gây ra không ít lo ngại cho những người chăn nuôi. Nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, năng suất của đàn gà. Trong bài viết này, hãy cùng Thánh Gà đi tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Bệnh đậu gà là gì?

Bệnh đậu gà là một bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Poxviridae gây, có ảnh hưởng đến gia cầm. Virus này lây lan qua muỗi hoặc tiếp xúc trực tiếp giữa các cá thể nhiễm bệnh. Nó gây ra tổn thương ở da và niêm mạc, đặc biệt là ở vùng đầu và cổ.

Bệnh lý của gà này có hai dạng chính là ở ngoài da và niêm mạc (đường hô hấp và tiêu hóa). Mặc dù bệnh có thể không gây tử vong cao, song nó cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể và năng suất của đàn gà.

Bệnh đậu gà có những dấu hiệu như thế nào?

Việc nắm được những dấu hiệu nhận biết của bệnh lý này là rất quan trọng bởi sẽ giúp người chăn nuôi phát hiện, điều trị kịp thời.

Xuất hiện nốt đậu

Một trong những dấu hiệu điển hình nhất của đậu gà là sự xuất hiện của các nốt đậu. Những nốt này xuất hiện ở các vùng da không có lông như mặt, mồng và chân gà.

Ban đầu thì các nốt đậu là những mụn nhỏ nhưng sau đó chúng sẽ phát triển thành các nốt sần hơn chứ mủ hoặc dịch lỏng. Sự xuất hiện của các nốt này là dấu hiệu của việc bị nhiễm virus, gây ra sự khó chịu cho gà.

Xem thêm: Bệnh Sổ Mũi Ở Gà – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh

Các nốt đậu xuất hiện li ti ở quanh vùng không lông 
Các nốt đậu xuất hiện li ti ở quanh vùng không lông

Sưng viêm gây cho gia cầm cảm giác khó chịu

Bên cạnh dấu hiệu nhận biết bệnh đậu gà qua các nốt đậu thì việc vùng xung quanh các nốt bị sưng viêm cũng là một điều cần lưu tâm. Tình trạng sưng viêm không chỉ gây đau đớn mà còn khiến gia cầm cảm thấy khó chịu. Sưng viêm cũng là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của gà đang phản ứng với sự nhiễm virus. Nếu không được điều trị kịp thời thì nó sẽ trở lên nghiêm trọng, dẫn đến các biến chứng khác nữa.

Xem thêm  Gà Bị Phù Đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Gà bị giảm sức ăn

Một triệu chứng phổ biến của bệnh đậu gà đó chính là việc giảm sức ăn. Gà bị bệnh thường có biểu hiện chán ăn, không muốn tiếp nhận thức ăn, dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.

Sự khó chịu từ các nốt đậu, tình trạng viêm khiến gà cảm thấy khó chịu khi ăn uống, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát. Việc theo dõi mức độ ăn uống của gia cầm là rất quan trọng để phát hiện bệnh sớm, có biện pháp can thiệp kịp thời.

Gia cầm bị biếng ăn do bị bệnh
Gia cầm bị biếng ăn do bị bệnh

Gà bị tình trạng khó thở

Trong một số trường hợp, bệnh đậu gà có thể gây ra viêm đường hô hấp, dẫn đến triệu chứng khó thở. Gà có thể thở khò khè hoặc ho cho thấy tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn. Khó thở không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm khả năng hoạt động. Nếu không được điều trị nhanh thì tình trạng này có thể dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu bị lở loét

Một dấu hiệu khác của bệnh này là sự hình thành lở loét trong miệng và họng của gà. Triệu chứng điển hình này làm cho chúng cảm thấy đau đớn, khó khăn khi nuốt thức ăn. Lở loét không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn làm giảm khả năng tiêu hóa, dẫn đến tình trạng gà bị suy dinh dưỡng.

Những biện pháp điều trị bệnh đậu gà hiệu quả

Điều trị bệnh lý này đòi hỏi sự chú ý, thực hiện các biện pháp kịp thời để ngăn chặn sự lây lan trong đàn.

Thuốc điều trị

Đối với các mụn đậu ngoài da, bạn có thể dùng bông thấm nước muối pha loãng để rửa sạch khu vực bị bệnh. Sau đó, bôi các loại thuốc sát trùng nhẹ như Xanhmethylen 2% hoặc cồn Iod 1-2%, áp dụng 1-2 lần mỗi ngày trong vòng 3-4 ngày liên tục. Trong trường hợp mụn quá to, có thể dùng dao sắc để cắt gọt, rồi tiếp tục bôi thuốc sát trùng.

Xem thêm  Bệnh Hen Gà - Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa Đúng

Nếu gà bị đau mắt, có thể dùng thuốc nhỏ mắt thông thường của người để điều trị. Ngoài ra, để ngăn ngừa bội nhiễm bạn nên sử dụng các loại kháng sinh như Amoxycol, Genta-costrim, Ampicol… Cách dùng là pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn cho gà, sử dụng hai lần mỗi ngày và kéo dài từ 3-5 ngày.

Tiêm phòng vaccine

Tiêm phòng vaccine được xem là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để bảo vệ đàn gà khỏi căn bệnh này. Vaccine giúp kích thích hệ miễn dịch của gà, sản sinh kháng thể chống lại virus gây bệnh.

Thời điểm tiêm vaccine thường là trong giai đoạn khi gà từ 6 – 8 tuần tuổi. Việc tuân thủ lịch tiêm sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm trong đàn. bảo đảm tất cả các con trong đàn đều có khả năng chống lại bệnh.

Cách ly, chăm sóc để bệnh không lây lan 

Khi phát hiện một con trong đàn mắc bệnh đậu gà thì cần cách ly nó khỏi đàn. Cách lý giúp ngăn chặn sự lây lan của virus, bảo vệ những con khỏe mạnh còn lại. Ngoài ra thì gà bệnh cần được chăm sóc đặc biệt về chế độ ăn uống. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp gà may chóng phục hồi, tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật một cách hiệu quả hơn.

Cách ly những con bị bệnh để chăm sóc
Cách ly những con bị bệnh để chăm sóc

Vệ sinh chuồng trại thường xuyên

Vệ sinh chuồng trại thường xuyên là yếu tố thiết yếu trong việc ngăn ngừa bệnh đậu gà. Người chăn nuôi nên thường xuyên thay đổi chất độn chuồng, khử trùng môi trường sống để tạo điều kiện tốt nhất cho sức khỏe của gà. Ngoài ra thì việc quản lý sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh sẽ có thể đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.

Xem thêm: https://thanhga.com/benh-ga/

Kết luận

Bệnh đậu gà là một bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của đàn gà. Hy vọng với những chia sẻ của Thánh Gà về dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả sẽ giúp người chăn nuôi có kiến thức vững vàng hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *