Bệnh Cúm Gia Cầm: Hướng Dẫn Cách Giúp Gà Phòng Bệnh

Bệnh cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm là một trong những mối đe dọa lớn đối với người nuôi gà, đặc biệt là trong các trang trại quy mô lớn. Việc hiểu rõ về căn bệnh này giúp bạn có các biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Hãy cùng Thánh Gà tìm hiểu chi tiết về cúm gia cầm và cách bảo vệ đàn gà của mình khỏi nguy cơ này.

Tìm hiểu về bệnh cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm trên gà là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong đàn. Loại virus này thuộc nhóm Influenza, thường được gọi là cúm A và có nhiều chủng khác nhau. Bên cạnh đó mức độ nguy hiểm từ nhẹ đến rất nghiêm trọng. 

Bệnh cúm gia cầm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của gà, gây ra các triệu chứng như khó thở, ho, sốt. Trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Điều đặc biệt đáng lo ngại là bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn gà mà còn có nguy cơ lây lan sang các loài động vật khác. Thậm chí cả con người cũng có thể bị dính. Các chuyên gia tại Thanhga cho biết, bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng.

Tìm hiểu về căn bệnh cúm gia cầm trên gà
Tìm hiểu về căn bệnh cúm gia cầm trên gà

Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết gà mắc bệnh cúm gia cầm

Nguyên nhân và triệu chứng là những điều bạn phải biết đầu tiên. Theo bác sĩ nguyễn Ngọc Phương hỉ khi hiểu được tại sao gà bệnh thì mọi người mới chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân khiến gà bị mắc bệnh cúm gia cầm chủ yếu do sự lây nhiễm của virus cúm A từ các nguồn khác nhau. Một trong những nguồn lây lan phổ biến nhất là từ các loài chim hoang dã, đặc biệt là di cư. 

Xem thêm  Bệnh Thiếu Hụt Dinh Dưỡng Ở Gà: Cách Điều Trị Dứt Điểm

Chúng mang theo virus và truyền cho gà nhờ tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua không khí, nước, thức ăn, các bề mặt bị nhiễm bẩn. Ngoài ra, môi trường nuôi nhốt gà không đảm bảo vệ sinh, quá đông đúc, ẩm ướt cũng tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển.  Việc không tuân thủ quy trình tiêm phòng, quản lý kém trong việc di chuyển gà từ các vùng dịch cũng góp phần gia tăng nguy cơ bùng phát.

Nguyên nhân khiến gà bị bệnh cúm gia cầm
Nguyên nhân khiến gà bị bệnh cúm gia cầm

Triệu chứng mắc bệnh

Nếu chẳng may gà bị mắc bệnh mà bạn không phát hiện sớm để điều trị thì chắc chắn đàn thiệt hại khá nhiều. Đây là những triệu chứng thường gặp:

  • Khó thở: Gà thường có biểu hiện thở khó khăn, thở khò khè do virus tấn công vào hệ hô hấp.
  • Ho, hắt hơi: Gà có thể ho nhiều và hắt hơi liên tục.
  • Sốt cao: Gà mắc cúm thường có nhiệt độ cơ thể tăng cao, gây ra tình trạng mệt mỏi và suy nhược.
  • Giảm ăn và sụt cân: Gà bị bệnh có thể ăn ít hơn bình thường hoặc bỏ ăn hoàn toàn, dẫn đến giảm cân nhanh chóng.
  • Xuất huyết dưới da: Một số trường hợp nặng có thể xuất hiện các vết xuất huyết nhỏ dưới da, đặc biệt là ở vùng mào, tích hoặc chân.
  • Tiêu chảy: Một triệu chứng thường gặp khác là tiêu chảy, làm mất nước và giảm sức đề kháng.
  • Giảm sản lượng trứng: Đối với gà đẻ, cúm gia cầm thường làm giảm hoặc ngưng hẳn việc đẻ trứng, đồng thời chất lượng cũng bị ảnh hưởng.
  • Tử vong nhanh chóng: Trong các trường hợp bệnh nặng, gà có thể chết đột ngột mà không kịp biểu hiện nhiều triệu chứng rõ rệt.

Hướng dẫn cách điều trị, phòng ngừa bệnh cúm gia cầm trên gà

Chẳng may gà bạn đã mắc bệnh thì phải làm như nào để có thể điều trị hiệu quả? Cụ thể các bạn hãy thực hiện những cách sau:

Xem thêm  Bệnh Hen Gà - Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa Đúng

Cách trị bệnh cúm gia cầm nhờ vắc-xin

Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay để ngăn ngừa cúm gia cầm. Để đảm bảo sức khỏe cho đàn, người nuôi cần tích cực thực hiện chương trình tiêm phòng định kỳ.

  • Vắc-xin K-New H5: Đây là loại vắc-xin được khuyên dùng để hỗ trợ phòng ngừa và kiểm soát bệnh do virus Newcastle cùng Cúm H5 gây ra. Gà có thể tiêm từ 8 ngày tuổi trở lên.
  • Vắc-xin MEDIVAC AI H5N1: Loại vắc-xin này được thiết kế đặc biệt để phòng ngừa cúm gia cầm. Gà có thể bắt đầu tiêm vắc-xin MEDIVAC AI từ khi 10 ngày tuổi.

Cách phòng bệnh

Virus cúm gia cầm lây lan qua nhiều con đường, bao gồm tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh cũng như qua các môi trường bị ô nhiễm. Để hạn chế khả năng virus xâm nhập vào đàn, bạn cần:

  • Loại bỏ nước đọng: Thiết kế mặt bằng sao cho không có vũng nước đọng.
  • Giảm nguồn thức ăn cho động vật hoang dã: Tránh nuôi động vật hoang dã, giữ thức ăn trong máng sạch sẽ. Bạn nên dọn dẹp khu vực lưu trữ thức ăn thường xuyên và loại bỏ trái cây rụng.
  • Che chất thải: Không để rác thải gần chuồng trại, đậy kín thùng rác và phủ xác động vật một cách cẩn thận.
  • Lắp đặt lưới, tấm chắn hoặc sử dụng các chất hóa học như gel xịt côn trùng để ngăn chặn các loài vật gây hại.
  • Giữ gia cầm trong chuồng vào những thời điểm nguy cơ cao. Nếu không thể nhốt chúng, bạn đảm bảo rằng chim hoang dã không thể tiếp cận nguồn thức ăn và nước.
Hướng dẫn cách phòng - trị cúm gia cầm trên gà
Hướng dẫn cách phòng – trị cúm gia cầm trên gà

Để bảo vệ đàn khỏi nguy cơ của bệnh cúm gia cầm, người chăn nuôi cần phải tích cực phòng bệnh. Việc tiêm phòng định kỳ, duy trì vệ sinh chuồng trại là những bước thiết yếu. Nếu bạn làm theo những gì Thánh Gà chia sẻ  trong chuyên mục “Bệnh gà” thì chắc chắn đàn sẽ khỏe mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *