Gà Mía: Đặc Điểm, Phân Loại Và Hướng Dẫn Cách Nuôi

Gà Mía

Gà Mía là một trong những giống gà thịt nổi tiếng thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao và còn được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh trong Đông y. Giá thành của chúng cũng không hề thấp. Do đó giống này được đánh giá là con đường phát triển kinh tế tiềm năng. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như cách nuôi, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây từ Thanhga.

Thông tin tổng quan về giống gà Mía

Đây là giống gà có nguồn gốc từ xã Phù Hưng, huyện Tùng Thiện tỉnh Hà Tây (cũ). Còn hiện nay là thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Gà Mía có đặc điểm riêng và bạn có thể nhận biết thông qua:

Màu sắc lông đặc trưng

Con trống có lông màu đỏ sẫm, đen ở phần đuôi và thêm màu xanh biếc tại cánh. Còn con mái thường có lông màu vàng nhạt, phần đuôi và cánh xuất hiện thêm màu đen, lông cổ màu nâu.

Màu sắc đặc trưng của giống gà Mía rất dễ nhận biết 
Màu sắc đặc trưng của giống gà Mía rất dễ nhận biết

Màu lông của giống này là tương đối thuần nhất, da đỏ và có màu đơn. Tuy nhiên, tốc độ mọc lông thường khá chậm. Phải cần đến 15 tuần tuổi thì những chú gà con mới được phủ kín lông.

Khối lượng cơ thể

Đây là giống gà thịt nên khối lượng chúng sẽ khá nặng. Lúc mới nở trung bình nặng khoảng 32g, sau đó theo từng giai đoạn sẽ như sau:

  • Con trống: 4 tháng tuổi nặng khoảng 1.8kg, 6 tháng nặng từ 2.5 – 3kg. Còn khi đã trưởng thành, cân nặng trung bình dao động khoảng 5kg.
  • Con mái: 4 tháng tuổi nặng khoảng 1.2kg, 6 tháng tuổi trung bình từ 1.5 – 1.8kg. Đối với giống mái trưởng thành, cân nặng dao động từ 3 – 3.5kg.

Đặc điểm sinh sản

Khả năng đẻ trứng của gà Mía được đánh giá là muộn hơn so với một số giống khác. Khoảng 7 đến 8 tháng tuổi chúng sẽ đẻ trứng với sản lượng từ 50 – 55 quả/năm. 

Xem thêm  Gà Ác - Đặc Điểm, Chia Sẻ Cách Nuôi Giống Gà Quý Chuẩn

Do chủ yếu là nuôi để thịt nên gà có thể đẻ trứng không nhiều như những giống thông thường. Tuy nhiên, tỷ lệ trứng có phôi của giống này khá cao, khoảng 88% với tỷ lệ ấp nở đạt 83%. 

Đặc điểm về hình thể

Những chú gà này thường có vóc dáng to và nặng, mình ngắn, đùi to, mào cờ dựng, di chuyển khá chậm chạp. Phần mắt của chúng thường sâu, chân có 3 hàng vảy, mào đơn. Khi ăn sẽ thấy phần thịt trắng, săn chắc, thơm ngon vị đậm, da giòn và rất ít mỡ.

Vóc dáng chắc chắn, to và nặng, di chuyển khá chậm
Vóc dáng chắc chắn, to và nặng, di chuyển khá chậm

Đặc điểm phân loại

Hiện nay gà Mía cũng có khá nhiều loại, đây là kết quả của việc lai tạo nhằm mục đích cải thiện chất lượng giống. Vậy nhưng chỉ có hai loại phổ biến nhất được nhắc đến đó là: 

  • Giống Lương Phượng: Thân hình to, nặng hơn gà đơn thuần, tỷ lệ sống đạt từ 95 – 97%. Chất lượng thịt cũng được cải thiện đáng kể, nhờ đó giúp người chăn nuôi cải thiện được thêm thu nhập của mình.
  • Giống Sơn Tây: Là giống thuần chủng, chất lượng thịt săn chắc, sức đề kháng cao, ít bệnh. 

Hướng dẫn cách chăn nuôi và chăm sóc Gà Mía đúng chuẩn

Theo đánh giá của các chuyên gia, bác sĩ chăn nuôi thì giống gà này chăm sóc khá dễ. Bởi chúng vốn có sức đề kháng tốt, không đòi hỏi quá nhiều về thức ăn vì sở hữu khả năng tự kiếm. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách nuôi và chăm sóc chuẩn mà bạn có thể tham khảo.

Cách chọn gà giống cho người mới

Đối với Gà Mía giống, bạn nên chọn những con đáp ứng được các đặc điểm như mắt sáng, nhanh nhẹn. Để ý con có phần bụng nhỏ, chân mập, mỏ đều không bị dị tật. Nên ưu tiên mua từ một nguồn để kiểm soát được chất lượng của đàn gà mà mình nuôi dưỡng.

Chọn con giống cần đồng đều, khỏe mạnh, không dị tật
Chọn con giống cần đồng đều, khỏe mạnh, không dị tật

Cách xây dựng chuồng trại

Việc xây dựng chuồng trại là vô cùng quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của đàn gà sau này. Bạn cần đảm bảo chuồng được xây ở nơi cao ráo, khô thoáng, không gian rộng từ 1 – 3 con/m2. 

Xem thêm  Gà Ri - Kỹ Thuật Chăn Nuôi Giống Gà Này Hiệu Quả

Bên cạnh đó bạn hãy rào lưới xung quanh và làm thêm bể chứa tro cát. Lắp đặt máng sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh để chúng nuốt nhằm tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Khi xây nên chú ý chọn hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nhiều ánh nắng mặt trời vào buổi sáng. Đồng thời lắp đặt thêm giàn đậu trong chuồng để chúng ngủ trên cao cho thông thoáng.

Thức ăn nuôi Gà Mía

Giống gà này không đòi hỏi quá kỹ về thức ăn. Lúc còn nhỏ nên chia thành nhiều lần ăn trong ngày. Bạn đừng rải quá nhiều cho một lần mà cân nhắc sao cho vừa đủ để kích thích chúng thèm ăn. Nếu bạn chăn nuôi nhốt chuồng thì nên bổ sung đều đặn các khoáng chất, vitamin, rau xanh và nước uống sạch. 

Cách vệ sinh chuồng trại, xung quanh khu chăn nuôi

Bạn cần lưu ý thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng nước uống và không gian trong cũng như xung quanh chuồng trại. Cần đầu tư hệ thống đèn sưởi, nhất là vào mùa đông. 

Vệ sinh sạch sẽ, mang lại không gian sống thoáng đãng khi nuôi gà Mía
Vệ sinh sạch sẽ, mang lại không gian sống thoáng đãng khi nuôi gà Mía

Buổi sáng cần mở cửa chuồng trại để nắng lọt vào giúp tiêu diệt bớt vi trùng, ký sinh trùng. Tẩy uế chuồng trại định kỳ, dọn dẹp hết thức ăn vương vãi để tránh bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến không gian sống của cả đàn.

Tiêm vắc xin phòng dịch bệnh cho gà

Việc tiêm vắc xin phòng bệnh dịch cho Gà Mía là hết sức quan trọng. Bạn cần thực hiện tiêm định kỳ theo lịch được các bác sĩ thú y chia sẻ. Đó là khi chúng được 1 – 10 – 21 – 28 – 56 – 105 ngày tuổi. Điều này nhằm phòng các bệnh lý như Gumboro, dịch tả, Marek, CRD…

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất về đặc điểm cũng như cách nuôi Gà Mía mà mọi người có thể tham khảo. Nếu bạn đang có nhu cầu nuôi giống gà thịt này, hãy truy cập Thanhga.com để tìm hiểu thêm những thông tin quan trọng khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *